KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN CHỦ ĐỀ: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2 CHỦ ĐỀ: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2
CHỦ ĐỀ: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN




Nội dung hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1-trò chuyện sáng.
-Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần .
-Cho trẻ soi gương và quan sát , trò chuyện về đặc điểm , sở thích của bản thân , sau đó so sánh với các bạn.
- Hỏi tên trẻ , kí hiệu riêng , thẻ tên của từng trẻ .
- Trò chuyện về tình cảm mọi người dành cho trẻ .
-Trò chuyện với trẻ về tên của các nhóm thực phẩm và ích lợi của từng nhóm.
2-Thể dục sáng
- Khởi động : trẻ đi chạy tự do kết hợp các kiểu chân .
- Trọng động : Tập BTPTC ( 4l x 8n )
 +Hô hấp : Hít vào thở ra
 + Tay :    Tay đưa ra trước và đưa lên cao
 + Bụng : Đứng đanm tay sau lưng cúi gập người về trước .
 + Chân : Ngồi khuỵu gối tay đưa cao ra trước
-Hồi tĩnh : Trẻ đi tự do hít thở nhẹ nhàng .
         ( Thứ ba tập theo bài hát “ Thật đáng yêu” )
3-Hoạt động học
Hát vận động theo nhịp “ Bé mừng sinh nhật ”
Nhảy xuống từ độ cao 40cm

Những thực phẩm bé cần  
Những  trò chơi với chữ cái  a ă â.

Dạy thuộc thơ: Gấu con đau răng
Phút thể dục: Vận động theo nhạc: (Khám tay; Bé tập chải răng; ); Chơi vận động: (Ném và bắt bóng; Tung và bắt bóng; Chơi: Uốn cổ tay, bàn tay, xoay cổ tay, vo, xoắn, vặn, Gập mở lần lượt từng ngón tay, búng ngón tay.
4-Hoạt động ngoài trời.
-HĐCCĐ : Tập cho trẻ gói quà tặng bạn
-TCVĐ :
+Bỏ khăn
+Tay phải tay trái
- Chơi tự do
-TCVĐ :
+  Bịt mắt bắt dê
+ Đổi khăn
- Chơi tự do .
- HĐCCĐ :
Dạy trẻ cách đánh răng.
-TCVĐ :
+ Bỏ khăn
+ Đập bóng
-Chơi tự do .
-HĐCCĐ :
Trò chuyện với trẻ về những ngày mưa to , cách ăn mặt và giữ gìn sức khỏe.
-TCVĐ :
+ Bịt mắt bắt dê.
+ Tôi vui tôi buồn
-Chơi tự do.
-TCVĐ :
+Đổi khăn
+ Trò chơi bằng tay
-Chơi tự do.
5-Hoạt động góc.
*Góc phân vai :
- Trẻ tiếp tục chơi và thể hiện được các vai trong trò chơi
- Rau, củ, quả, tôm, cua, cá, trứng; Đồ chơi gia đình, quầy bán quần áo, mũ, giầy, dép.
-Trẻ bán hàng thực phẩm, cửa hàng ăn uống , đi chợ nấu ăn , bố khám bệnh / khám răng cho bé ; đóng vai mẹ con đi mua sắm , gia đình tổ chức sinh nhật cho bé .
* Góc học tập :
- Trẻ biết can chữ và thực hiện được các tranh về chủ điểm cô đã chuẩn bị
- Tranh chữ cái a ă â rỗng, tranh số 4; 5 rỗng; vở LQVT; LQCV; tranh các bạn cầm dây đứng theo các hướng; các bong bóng xanh, đỏ cô cắt sẵn. Giấy a4, viết chì, màu tô, keo; một số sách truyện về chủ điểm bản thân
- Thực hiện vở Bé tập tô , LQVT . Xem tranh ảnh dán trong góc và thảo luận , xem sách truyện có trong góc, can chữ cái , chữ số và tô màu , can bàn tay phải / trái và tô màu ; Tập sao chép tên các bộ phận cơ thể ( mắt , mũi , tai , tay, chân , …)
* Góc nghệ thuật :
- Trẻ biết nặn, cắt/ xé dán, vẽ các bộ phận cơ thể, bạn tập thể dục và hát, đọc thơ nói về bản thân bé.
-  Giấy A4; Đất nặn; bảng con; khăn lau; keo, kéo, Tranh ảnh bạn trai, bạn gái; màu tô, giấy màu; một số dụng cụ âm nhạc, mũ mão đóng kịch.
- Vẽ, tô màu bạn trai bạn gái tập TD , dán hình người ngộ nghĩnh , vẽ thêm các bộ phận và các gác quan còn thiếu trong tranh cô đã chuẩn bị
Hát vận động theo nhịp một số bài hát / đọc thơ về chủ điểm bản thân .
*Góc xây dựng :
­- Trẻ tiếp tục phối hợp với các vai để chơi tốt vai chơi ,
-  Đồ chơi xây dựng lắp ráp; gạch; hàng rào, thảm cỏ, các khối nhựa, cây xanh, Bộ công viên,
- Trẻ xây công viên, xây hàng rào, lắp ráp nhà có khu vệ sinh dành cho nam, nữ. xây con đường đi, Ráp hình bạn tâp TD, xếp được đường đi về nhà bé , lắp ráp nhà , lắp ráp người máy , 
* Góc thiên nhiên:
- Trẻ biết chơi và chơi tốt vai chơi ở góc.
- Đồ chơi xây dựng lắp ráp; gạch; hàng rào, thảm cỏ, các khối nhựa, cây xanh, Bộ công viên,
-  Trẻ tiếp tục chơi với đất/ cát, nước, sỏi, vật chìm nổi, tưới nước cho hoa,  chăm sóc bồn hoa.
6- Hoạt động ăn ngủ
-         Cho trẻ kê xếp bàn ghế, rửa tay chuẩn bị bữa ăn
-         Cô chia xuất ăn và giới thiệu cho trẻ các món có trong bữa ăn
-         Trẻ ăn xong phụ cô dọn dẹp bàn ghế gọn gàng, đi vệ sinh đánh răng và lấy đồ dùng chuẩn bị ngủ trưa.
-         Cô mở nhạc nhỏ cho trẻ nghe và ngủ (Nhạc không lời hoặc nhạc dân ca)
-         1h45 cô nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy và cho cháu đi vệ sinh, rửa mặt
-         15h15 Cho cháu phụ cô kê xếp bàn ghế để ăn bữa phụ và dọn dẹp bàn sau khi ăn xong.

Phút thể dục: Vận động theo nhạc: (Khám tay; Bé tập chải răng; ); Chơi vận động: (Ném và bắt bóng; Tung và bắt bóng; Chơi: Uốn cổ tay, bàn tay, xoay cổ tay, vo, xoắn, vặn, Gập mở lần lượt từng ngón tay, búng ngón tay.
7-Chơi, Hoạt động theo ý thích
-Vẽ khuôn mặt biểu lộ cảm xúc.
- Chơi vận động  “Đập bóng”

- Thực hiện vở LQVT qua hình ảnh
- Chơi vận động “ Bỏ khăn”
-Tiếp tục cho trẻ nhận biết nhóm thực phẩm giàu chất đạm, bột đường
- Chơi vận động “ Đập bóng”
- Tổ chức cho trẻ lau mặt bằng khăn.
- Chơi “ Tôi vui tôi buồn”
- Cho trẻ ôn bài thơ
“ Phòng bệnh sốt xuất huyết”
-Chơi vận động “ Ném bóng vào rổ”
NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ


Ø  Trò chơi vận động:   ĐỔI KHĂN
v  Luật chơi:  Cháu phải nhảy bật 2 chân và đổi khăn cho bạn đối diện. Ai không đổi khăn hoặc không nhảy phải ra ngoài một lần chơi.
v  Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm, xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 2m. Mỗi cháu cầm 1 băng giấy ( băng giấy của 2 hàng khác màu nhau ). Khi có tín hiệu, cả 2 nhóm cùng nhảy bật bằng 2 chân liên tục về phía trước, Nhóm nào về được địa điểm mới trước thì giơ khăn lên đầu vẫy và nhóm đó thắng cuộc. Trò chơi lại tiếp tục.

Ø  Trò chơi dân gian:     BỎ KHĂN
v  Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, chọn 1 trẻ làm người đi bỏ khăn, người bỏ khăn cầm khăn đi đằng sau xung quanh vòng tròn, dấu kín khăn để không ai nhìn thấy,  vừa đi vừa đọc : Bỏ khăn khăn nổi, khăn chìm. Ba cô bốn cậu đi tìm cái khăn. rồi bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó. Nếu bạn bị bỏ khăn không biết, thì người bỏ khăn đi hết một vòng đến chổ bạn bị bỏ khăn, cầm khăn lên đạp nhẹ vào vai bạn, bạn đó phải đứng dậy chạy 1 vòng và người bỏ khăn chạy đuổi theo, nếu bạn bị bỏ khăn về được chổ cũ, người bỏ khăn lại phải tiếp tục đi bỏ khăn. Nếu người bỏ khăn đuổi kịp đập vào người bị bỏ khăn, người bỏ khăn thua và phải đi bỏ khăn.
Nếu người bị bỏ khăn biết và đừng lên đuổi bạn bỏ khăn, bạn bỏ khăn phải chạy thật nhanh một vòng về chổ của bạn bị bỏ khăn. Nếu mà người bị bỏ khăn đập vào người bỏ khăn thì người bi bỏ khăn lại tiếp tục đi bỏ khăn.

o   TÔI VUI TÔI BUỒN
-         Yêu cầu: Trẻ biết diễn đạt cảm xúc của mình và biết chia xẻ cảm xúc vào bạn
-         Chuẩn bị: Một số tranh ảnh vẻ khuôn mặt bạn trai, bạn gái với cảm xúc khác nhau
-         Tiến hành:
Cô để một số tranh vẽ hình ảnh các khuôn mặt với các trang thái khác nhau và cho  một nhóm trẻ lên chọn mỗi bạn một tranh và cho trẻ nhìn vào tranh và nói cảm xúc của nình “ tôi vui” hoặc “ tôi buồn”. Các bạn còn lại ngồi ở dưới và hỏi : Bạn cảm thấy thế nào? Cháu cầm tranh trả lời: Tôi cảm thấy buồn. Các bạn lại hỏi:  Vì sao bạn buồn? tôi có thể giúp gì cho bạn không? Hoặc câu: Cám ơn bạn vì đã chia sẻ với mình, mình giúp gì được cho bạn? hoặc : tôi cảm thấy rất vui? Các bạn ở dưới hỏi: bạn có thể chia vui với mình không? …

  
Ø  Các trò chơi rèn luyện hệ thống giác quan
·        Nhận biết bảng màu
- Chuẩn bị: Sáu mảng màu có độ đậm nhạt khác nhau
- Cách chơi: Cho trẻ quan sát bảng màu, xem có những màu gì.
Hướng dẫn trẻ quan sát sự đậm nhạt của bảng màu, tìm ra màu nào đậm nhất, màu nào nhạt nhất
Hướng dẫn trẻ sắp xếp bảng màu theo chiều từ đậm đến nhạt và ngược lại.
- Mục đích: Trò chơi đơn giản, nhưng có thể giúp trẻ tăng cường khả năng thị giác, không chỉ dừng lại ở khả năng nhận biết được màu sắc mà còn phân biệt được mức độ đậm nhạt của màu sắc.
ĐẬP BÓNG
            • Mục đích: Luyện cho trẻ phát triển sức bật và tác phong khẩn trương, hoạt bát.
Chuẩn bị: Các cháu tham gia chơi chia thành nhiều đội, số người trong mỗi đội bằng nhau. Các đội đứng thành hàng dọc trên sân trường. Mỗi đội cử ra một người đứng cách đội của mình từ 5 - 10m quay mặt lại phía đồng đội tay cầm một chiếc gậy có buộc một quả bóng (khăn quàng), chiều cao thích hợp theo từng lứa tuổi để khi nhảy lên tay chạm được vào bóng hoặc khăn.
Cách chơi: Khi có lệnh của người điều khiển, các cháu đứng đầu hàng của mỗi đội nhanh chóng chạy về phía bạn cầm gậy có buộc bóng (khăn), nhảy lên làm sao để tay chạm được vào bóng (khăn). Sau đó chạy vòng qua bạn đó và trở về vị trí của mình, đập tay vào bạn tiếp theo, bạn này tiếp tục chạy lên và thực hiện như bạn vừa rồi. Trò chơi cứ như vậy tiếp diễn cho đến khi đội nào xong trước thì đội đó thằng cuộc

Luật chơi
- Khi nhảy lên và chạm cho được vào bóng (khăn). Nếu không chạm vào được, thì phải làm cho tới khi chạm được vào bóng (khăn) mới được chạy về chỗ của mình
- Bạn cầm gậy có bóng (khăn) phải giữ nguyên ở một độ cao nhất định (không được đưa xuống thấp hoặc nâng lên cao quá
- Phải tự giác, thực hiện đúng quy ước của trò chơi
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status