GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài Đồ dùng trong gia đình em

GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài : Đồ dùng trong gia đình em Chủ điểm :Gia đình. Lứa tuổi : 5-6 tuổi Thời gian :30-35 phút Ngày d...

GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài : Đồ dùng trong gia đình em
Chủ điểm :Gia đình.
Lứa tuổi : 5-6 tuổi
Thời gian :30-35 phút
Ngày dạy:
Người soạn và dạy:

I. Mục Đích – Yêu Cầu
1. Kiến thức:
          - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình     ( Bát, đũa-thìa, đĩa, xoong, cốc...) 
2. Kỹ năng :
          - Trẻ phân loại được một số đồ dùng gia đình theo công dụng (đồ dùng để ăn, đồ dùng để đun nấu....)
          -  Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, và ghi nhớ có chủ định.
          -  Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ qua các trò chơi.
3. Giáo Dục:
          - Giúp trẻ thêm mạnh dạn tự tin, biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm
         -Giáo dục trẻ biết cách sử dụng và ý thức  giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm- đội hình:
          - Trẻ học trong lớp, ngồi hình vòng cung
2. Đồ dùng:
a. Đồ dùng của cô:
- Máy tính ,File bài dạy
- Đĩa nhạc đệm bài “ Niềm vui gia đình", nhạc bài vè
- Que chỉ
-Một số đồ dùng bằng vật thật: Bát, đũa, đĩa, xoong, cốc
b. Đồ dùng của trẻ:
.- Hình vẽ các đồ dùng gia đình bồi bìa cứng: bàn là, tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bát, thìa, quần, áo, ...
-Mỗi nhóm có: bát, đũa, đĩa, xoong, cốc.

III .Cách tiến hành.
Hoạt động của cô.
Hoạt động của trẻ.
1.Ổn định, gây hứng thú.
- Cô giới thiệu chào mừng các bạn đã đến với chương trình Bác học nhí
- Các bạn có muốn nhận thật nhiều quà của chương trình không?
- Vậy mời các bạn đến với phần thi thử sức đầu tiên của chương trình. Chơi trò chơi giân dan" Kéo cưa lừa xẻ" kết hợp đọc lời bài vè" Đồ dùng gia đình"
2.Nội dung.
- Tất cả các bạn đều xứng đáng đến với phần thi tiếp theo của chương trình. Đó là phần thi "Khám phá".
a.Cùng tìm hiểu về : Bát, đũa, đĩa, xoong, cốc
- Cô hướng dẫn cách chơi. Chia làm 3 đôị mỗi nhóm được 1 chiếc hộp kỳ diệu.Bên trong có: Bát, đũa, đĩa, xoong, cốc, các nhóm bàn bạc thảo luận xem trong hộp có những gì?
+ Đặc điểm của đồ vật đó như thế nào?
+Đồ vật đó dùng để làm gì?
-Cho trẻ quan sát và trò chuyện trong 3phút.Sau đó các nhóm mang chiếc hộp lên cho cô giáo.Cô sẽ đưa ra nhiều câu hỏi tổ nào có nhiều câu trả lời đúng tổ đó sẽ được đến với trò chơi tiếp theo của chương trình.
Bây giờ mời các đội chú ý nghe câu hỏi:
*Bát:
-Đây là cái gì?
-Ai có nhận xét gì về cái bát?( Bát được làm từ chất liệu gì?dùng để làm gì?)
-Cái bát là loại đồ dùng gì?
>Cô chốt lại:Cái bát làm bằng sứ. Đây là đồ dùng để ăn
+Mở rộng:Ngoài chất liệu làm bằng sứ ra thì còn có bát làm bằng inốc, bát phíp, bát thuỷ tinh
* Cho trẻ lần lượt quan sát: đũa, đĩa, xoong, cốc
Câu hỏi tương tự như trên
*Đũa:
- Đây là cái gì?
-Ai có nhận xét gì về
- Cách sử dụng?
>Cô chốt lại: Đũa khi dùng phải dùng 2 chiếc thành một đôi đũa mới có thể gắp thức ăn được
+Mở rộng: Ngoài chất liệu làm bằng tre gỗ ra thì còn có đôi đũa cũng được làm bằng i nốc.
*Đĩa:
-Cách sử dụng?
>Cô chốt lại. Đĩa có lòng không sâu như bát. Đĩa dùng để đựng thức ăn
+Mở rộng: Ngoài đĩa làm từ sứ còn có đĩa men, đĩa phíp, đĩa inốc
*Xoong
-Có đặc điểm gì?
- Cách sử dụng?
+Cô chốt lại: Xoong là đồ dùng để đun nấu thức ăn.
+Mở rộng: Xoong làm bằng i nốc, ngoài ra có chất liệu khác như gang, nhôm.
*Cho trẻ quan sát cốc câu hỏi tương tự
+Cô chốt lại :Cốc làm bằng thuỷ tinh.Cái cốc dùng để uống
b.So sánh:
Cái bát và cái cốc- cái bát và cái cốc có đặc điểm gì giống và khác nhau?
>Cô chốt lại: cái bát và cái cốc giống nhau đều là đồ dùng gia đình.Cái bát dùng để ăn cơm còn cái cốc dùng để uống. Cái bát làm bằng sứ, cái cốc làm bằng thuỷ tinh.
C.Mở rộng:
Ngoài đồ dùng để phục vụ ăn uống các con còn biết những đồ dùng nào khác?
Cô cho tr ẻ xem hình ảnh các đồ dùng khác
+Đồ dùng để mặc
+Đồ dùng điện tử điện lạnh
d.Giáo dục:
Giáo dục trẻ biết cách sử dụng khi dùng đồ dùng gia đình xong phải biết giữ gìn sạch sẽ cất gọn gàng . Chú ý khi sử dụng những đồ dùng làm bằng sành, sứ , thuỷ tinh không làm rơi vỡ.
3. Ôn luyện củng cố
Trò choi 1:Th t ài của bé
Cách chơi :. Trên màn hình hiện ra nhiều đồ dùng gia đình các con tập trung chú ý xem có những hình ảnh gì không cùng nhóm. Nếu đội nào lắc xắc xô trước đội đó được trả lời. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng thì đội đó chiến thắng
Luật chơi: Mỗi thành viên chỉ được lên chơi 1lần
 - Cô bao quát cho trẻ chơi TC
- Cô nhận xét các đội
Trò chơi 2:Thi xem ai nhanh
Cách chơi :Mỗi nhóm sẽ là một đội đứng xếp thành hàng. Khi có tín hiệu bắt đầu chạy lên và lấy 1hình ảnh đồ dùng gia đình dán lên bảng. Sau 1 bản nhạc đội nào tìm được nhiều hình ảnh thì sẽ giành chiến thắng
Luật chơi: Mỗi thành viên chỉ được lấy 1 hình ảnh trong mỗi lần chơi, trò chơi mở đầu và kết thúc bằng một bản nhạc.
 - Cô bao quát và thưởng quà sau khi chơi.
- Cô nhận xét các nhóm
4.Kết thúc
- Củng cố, nhận xét
- Chuyển hoạt động khác.

-         Trẻ vỗ tay.


-         Có ạ

-         Trẻ đọc và chơi




-         Trẻ lắng nghe.




-         Trẻ quan sát và trò chuyên




-         Trẻ trả lời.


-         Trẻ lắng nghe








-         Gọi 2-3trẻ trả lời

-         Trẻ trả lời.



-         Trẻ lắng nghe

  


-         Trẻ quan sát.
-         Trẻ nêu ý kiến


-         2-3 trẻ trả lời


-         Trẻ lắng nghe.





-         Trẻ nêu ý kiến.
-         Trẻ lắng nghe





-         2-3 Trẻ nêu ý kiến

-         Trẻ lắng nghe




-         2-3Trẻ nhận xét .

-         Trẻ lắng nghe



-         Trẻ nêu ý kiến
-         Trẻ lắng nghe






-         Trẻ trả lời.
-         Trẻ lắng nghe và tham gia trò chơi.
-         Trẻ quan sát.




-         Trẻ lắng nghe cô GD.







-         Trẻ nghe CC và LC


  
-         Trẻ tham gia chơi.

-         Trẻ nghe cô


-         Trẻ nghe CC và LC




-         Trẻ chơi TC.


-         Trẻ nghe cô.

-         Trẻ nghe cô nhận xét


Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status