HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNN TRUYỆN HỒ NƯỚC VÀ MÂY

Chủ đề nhánh:  Nước –Nước ô nhiểm HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNN: TRUYỆN “ HỒ NƯỚC VÀ MÂY ”            1. Kiến thức: - Biết ăn đủ chấ...

Chủ đề nhánh:  Nước –Nước ô nhiểm
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNN: TRUYỆN “ HỒ NƯỚC VÀ MÂY ”

           1. Kiến thức:
- Biết ăn đủ chất để cơ thể phát triển, có ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ ,biêt chăm sóc bạn ,bản thân khi thời tiết thay đổi .
- Hiểu nội dung truyện ,biết trả lời được câu hỏi của cô và kể chuyện hấp dẫn.
- Kích thích sự sáng tạo của trẻ , thông qua  các góc chơi và  sử dụng các nguyên vật liệu mở để thiết kế các đồ dùng đồ chơi  , thể hiện đúng vai chơi của mình.
- Trẻ ôn kiến thức của bài cũ, làm quen kiên thức mới.
- Biết chơi các trò chơi “Học tập, trò chơi vận động, Khám phá khoa học, và các trò chơi trong các hoạt động  trong ngày theo sự hướng dẫn của cô.
2. Kỹ năng :
- Luyên kỹ năng ghi nhớ, chú ý và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Luyện kỹ năng kể diễn cảm cho trẻ.
- Có một số kỹ năng khéo léo và sáng tạo khi chơi với các nguyên vật liệu mở.
- Rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ và lau chùi bàn ghế ,biết vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường .
3. Hoạt động tăng cường tiếng việt
- Đọc to rõ các từ: Nước giếng, nước mưa, nước biển.
- Hiểu nghĩa của các từ chỉ vào tranh và nói được các từ.
- Hiểu nghĩa các câu đơn giản.
 4. Thái độ :           
-Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong ngày theo sự hướng dẫn của cô.
- Yêu thiên nhiên ,biết bảo vệ môi trường
- Biết quan tâm, chăm sóc những người thân , bạn bè ,cô giáo và ứng sử phù hợp với mọi người xung quanh trẻ.

II. CHUẨN BỊ
- Không gian tổ chức : Trong lớp
- Phương pháp : Đàm thoại,kể diễn cảm.
 - Nội dung tích hợp :  Â-N.   “Cho tôi đi làm mưa”
                                               MTXQ: Hiện tượng thiên nhiên
                                               TH: Vẽ mây ,mưa và nước 
- Đồ dùng phương tiện : Tranh nội dung truyện .
+ 1 số đồ dùng chơi ngoài trời như: lá cây, phấn, bóng, diều, rổ, hột me.
+ Tranh truyện, tranh nội dung, tranh sáng tạo…
+ ĐDVS cho cá nhân, sắp xếp bàn ghế và thiết kế môi trường cho từng hoạt động.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN NGÀY:
 1. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh .
 2.Thể dục buổi sáng. Tập theo nhịp hô
 3. Hoạt động ngoài trời.
     Dạo sân trường, dự đoán những điều có thể xảy ra trong ngày ,chào đón ngày cuối tuần .
Cô cháu cùng trò chuyện các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt.
- Ôn bài cũ :               PTNT : Khám phá về nước.                                                                       
- Làm quen bài mới : PTNN: Truyện hồ nước nà mây.
-Trò chơi vận động: Nhảy qua suối.
-Trog  chơi dân gian:   Chìm nổi.
4. Hoạt động tăng cường tiếng việt
- Đọc to rõ các từ: Nước giếng, nước mưa, nước biển.
- Hiểu nghĩa của các từ chỉ vào tranh và nói được các từ.
- Hiểu nghĩa các câu đơn giản.                      
 5 . Hoạt động chung có chủ đích.

                           Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ : Hồ nước và mây

 Hoạt động 1: Trò chuyện - gây hứng thú
 - Cho trẻ xem về một số hình ảnh: Mây, mưa, ông mặt trời, hồ nước, sông suối. (kết hợp nhạc).
 - Vừa rồi các con được xem hình ảnh về gì?
 - Đó là một số yếu tố và hiện tượng tự nhiên như: Nước bóc hơi tạo thành mây, mưa, gió, sấm chớp. Các yếu tố và hiện tượng tự nhiên đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có một câu chuyện kể về nước và mây. Để biết được câu chuyện đó xãy ra như thế nào và có mối quan hệ ra sao, cô mời các con đến với câu chuyện "Hồ nước và Mây" sẽ rõ.
* Kể lần 2- Trích dẫn làm rõ ý kết hợp đàm thoại- Giảng từ khó:
 - Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1: (Kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa)
 -  Câu chuyện kể về Hồ nước và Mây tranh cãi, không cần đến nhau nên Hồ nước ngày càng cạn kiệt, còn chị Mây thì ngày càng teo tóp dần. Cuối cùng cả hai đều nhận ra được sự cần thiết của nhau và thấm thía bài học: “Ở đời không ai sống được một mình”.
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 2: (kể kết hợp tranh minh họa )
* Đàm thoại
+ Hồ nước cuộn sóng nói gì với chị Mây?
+ Thế chị Mây đã trả lời Hồ nước ra sao?
+ Hồ nước đáp lại với chị Mây như thế nào? 
  Lúc này, hồ nước mới hạ giọng cầu cứu:
+ Hồ nước đã cầu cứu chị Mây như thế nào?
+  Bầy tôm cá than vãn sao các con? 
+Nghe tiếng cầu cứu của Hồ nước và tiếng than vãn của bầy cá tôm, Chị Mây liền bay về tưới nước xuống Hồ suốt cả một ngày đêm.
+ Được tưới nước xuống, Hồ nước rối rít cảm ơn chị Mây như thế nào?  + Chị Mây đã sà xuống Hồ nước và khẽ nói điều gì?
-Nhờ những tia nắng của ông mặt trời chiếu xuống
+ Hồ nước bốc hơi lên làm cho những đám mây như thế nào?
- Từ đó, Hồ nước và Mây không bao giờ tranh cãi kể công với nhau nữa. 
+ Cả hai đều thấm thía bài học gì? 
- Kể chuyện cho trẻ nghe lần 3: 
  + Củng cố, giáo dục: Câu chuyện "Hồ nước và Mây" kể về Nước và mây có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhờ có mây làm mưa mới có nước, nhờ có ông mặt trời chiếu những tia nắng xuống, làm cho nước nóng bốc hơi lên tạo thành mây. Vì vậy Mây và Nước rất cần nhau, không thể thiếu nhau được.
-         Qua câu chuyện, cô mong rằng trong cuộc sống các con phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và hiểu được bài học “ở đời không ai sống được một mình”.
-Về nhà các con hãy kể lại câu chuyện này cho người thân trong gia đình các con được nghe nhé.
   Hoạt động 3: Kể chuyện sáng tạo:
   + Cho trẻ lên lấy tranh và kể theo nội dung bức tranh mà trẻ chọn.
   + Một trẻ lên kể lại toàn bộ câu chuyện diễn cảm.
   Hoạt động 4: Trò chơi :    Vẽ mây mưa ,hồ nước
    * Kết thúc: lớp đọc thơ  “cầu mưa”
6. Hoạt động góc
-Góc phân vai : Gia đình nấu ăn, quầy bán nước giải khát
      Hoạt động:
+ Chơi phân vai người bán hàng , bán nước giải khát.
+  Chơi  gia đình đi mua thực phẩm về nấu ăn...
- Góc xây dựng-lắp ghép: Xây công viên nước.
      Hoạt động:
+ Xây dựng lắp ghép công viên nước. Trồng cây xanh.
-Góc nghệ thuật:Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở, xâu vòng biểu diễn văn nghệ, làm bộ sưu tập.
     Hoạt động:
+Tô,vẽ,cắt dán các nguồn nước làm bộ sưu tập.
+ Vẽ,nặn,cắt dán ,gấp một số đồ dùng phục vụ cho các góc chơi.
+Hát,múa , đọc thơ,ca dao, đồng dao nói về các hiện tượng thiên nhiên.
- Góc học tập và sách: Làm tiếp vở chưa xong, xếp các hình ảnh tương phản,
      Hoạt động:       
- Phân biệt các loại hình khối qua trò chơi.
- xếp các hình ảnh tương phản, làm tiếp vở chưa xong.
- Góc thư viện: xem tranh chuyện theo chủ đề.
- Xem tranh ảnh,sách tranh về các nguồn nước và  nhận xét,kể chuyện về các bức tranh  đó. 
7. Hoạt động chiều.
 - Ôn kiến thức cũ:        PTNN: Truyện “ Hồ nước và mây”.  
- Làm quen kiến thức mới: PTTM “ Vẽ tô màu chiếc ô và những hạt mưa”.
                                            PTTC: “ Bật sâu đập và bắt bóng ”
- Trò chơi học tập :   Làm nước bẩn.
- Hoạt động tự do: Cô cháu cùng đọc đồng dao “ Cầu mưa”
8- Nêu gương, bình cờ, trả trẻ.
9- Đánh giá hoạt động trên ngày.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status