PTTC BẬT SÂU ĐẬP VÀ BẮT BÓNG PTTM VẼ CHIẾC Ô VÀ TÔ MÀU NHỮNG HẠT MƯA

Chủ đề nhánh:  Nước –Nước ô nhiểm HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTTC: BẬT SÂU ĐẬP VÀ BẮT BÓNG PTTM : VẼ CHIẾC Ô VÀ TÔ MÀU NHỮNG HẠT MƯA ...

Chủ đề nhánh:  Nước –Nước ô nhiểm
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTC: BẬT SÂU ĐẬP VÀ BẮT BÓNG
PTTM : VẼ CHIẾC Ô VÀ TÔ MÀU NHỮNG HẠT MƯA

I. MỤC TIÊU:
          1.Kiến thức:
- Biết dinh dưỡng hợp lý để cơ thể phát triển , giữ gìn vệ sinh  môi trường sạch sẽ, chơi an toàn, không xả rác bừa bãi ra sân trường.
- Thực hành bật sâu đập và bắt bóng .                                                                               
- Dạy trẻ biết dùng các đường nét cơ bản đã học để vẽ nên bức tranh đẹp,sáng tạo về chiếc ô và những hạt mưa.
 - Trẻ ôn kiến thức của bài cũ, làm quen kiên thức mới.
- Biết chơi các trò chơi “Học tập, trò chơi vận động, dân gian, và các trò chơi trong các hoạt động  trong ngày theo sự hướng dẫn của cô.
2. Hoạt động tăng cường tiếng việt
- Đọc to rõ các từ: Dong suối, dòng sông, ao/hồ.
- Hiểu nghĩa của các từ chỉ vào tranh và nói được các từ.
- Hiểu nghĩa các câu đơn giản.
3. Kỹ năng :
- Luyện kỹ năng ghi nhớ, chú ý và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Kỷ năng vẽ sáng tạo ở trẻ. Có một số kỹ năng để thực hiện vận động bật sâu đập và bắt bóng.
- Có một số kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm ra các sản phẩm trưng bày và để vào góc xây dựng, và kỹ năng cắt dán làm bộ sưu tập.
- Rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ và lau chùi bàn ghế.
 4. Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong ngày theo sự hướng dẫn của cô.
- Ham thích thể dục, thể thao để cơ thể khỏe mạnh.Và thích thể hiện sự sang tạo thông qua sản phẩm tạo hình.
- Biết ích lợi của nguồn nước đối với đời sống của con người, con vật , cây cối.

II. CHUẨN BỊ:
- Không gian tổ chức : Ngoài sân
- Phương pháp : Quan sát, thực hành.
- Nội dung tích hợp : PTTM: Cho tôi đi làm mưa với.
- Đồ dùng phương tiện : vạch chuẩn , bóng…..
- Đồ dùng phương tiện: Vở bài tập, bút màu, bút chì phục vụ cho PTTM.
+ Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ và an toàn.
+ ĐDVS cho cá nhân, sắp xếp bàn ghế và thiết kế môi trường cho từng hoạt động.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN NGÀY:
 1. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh .
 2. Thể dục buổi sáng. Tập theo nhịp hô.
 3. Hoạt động ngoài trời.
  - Dạo sân trường, hít thở không khí trong lành ,dự đoán những điều có thể xảy ra trong ngày ,chào đón ngày mới .Cô cháu cùng trò chuyện về ích lợi của nước đối với đời sống con người và con vật, cây cối.      
- Ôn bài cũ :               PTNN : Truyện “ Hồ nước và mây”.                                                          
- Làm quen bài mới : PTTC: Bật sâu đập và bắt bóng tại chỗ.
                                  PTTM: Vẽ chiếc ô và những hạt mưa. 
-Trò chơi vận động: Nhảy qua suối.
-Trog  chơi dân gian:   Chìm nổi.
4. Hoạt động tăng cường tiếng việt
- Đọc to rõ các từ: Dòng suối, dòng sông, ao/hồ.
- Hiểu nghĩa của các từ chỉ vào tranh và nói được các từ.
- Hiểu nghĩa các câu đơn giản.
5. Hoạt động chung có chủ đích
   Lĩnh vực phát triển thể chất: BẬT SÂU ĐẬP VÀ BẮT BÓNG TẠI CHỖ

Hoạt động 1:  Khởi động .
  - Lớp hát bài “Cho tôi đi làm mưa với ” Kết hợp các kiểu đi
Hoạt động 2:Trọng động :
*  Bài tập phát triển chung :
+ Động tác tay vai (4 lần 4 nhịp )
Hai tay đưa dang ngang sau đó đưa lên cao và hạ xuống.
+ Động tác chân (4 lần 4 nhịp )
Hai tay dang ngang đưa ra trước  khụy gối.
+ Động tác bụng : 2 lần 4 nhịp
Hai tay đưa lên cao sau đó cúi gập người 
+ Động tác bật : bật khép tách chân
*Vận động cơ bản
 Hôm nay lớp chúng ta cùng tập vận động cơ bản “ bật sâu đập và bắt bóng”, Nhưng trước khi vào luyện tập các con hãy chú ý quan sát nhé.
      Cô tập mẫu lần 1.
     Lân 2 :  Kết hợp giải thích động tác
* TTCB: Đứng trên khối hộp, đứng tự nhiên, tay đưa từ sau ra trước, đồng thời hơi khuỵu gối nhún chân và bật lên cao khi rơi chạm đất bằng hai đầu bàn chân tay đưa ra trước để giữ thăng bằng. Sau đó cô bước tới vạch chuẩn cô cầm bóng bằng hai tay đập bóng xuống sàn phía trước mũi bàn chân và bắt bóng khi bóng nảy lên.
- Cô vừa thực hiện xong vận động gì các con?
- Làm thử sửa sai :
    Mời 2 trẻ lên làm thử lớp nhận xét .
-Và bây giờ lần lượt các thành viên của các tổ lên thi đua với nhau.
Lớp thực hiện .lần lượt mỗi lần 2 trẻ lên thực hiện tiếp tục cho đến hết lớp.( Thực hiện 2 lần).
 Trẻ tập cô bao quát động viên tuyên dương kịp thời.
  Các tổ thi đua tập xong cô mời ý kiến nhận xét của hai tổ về các cách bật trên các dụng cụ khác  nhau đó. 
*Hồi tĩnh .
      Đi nhẹ nhàng hít thở sâu ,thả long chân tay .

     TIẾT 2:    Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Tạo hình
VẼ TÔ MÀU CHIẾC Ô VÀ NHỮNG HẠT MƯA
  a. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức : Trong lớp học
- Phương pháp : Dùng lời nói,luyện tập.
- Nội dung tích hợp : Mtxq :Các hiện tượng thiên nhiên.
                                  PTTM : Cho tôi đi làm mưa với.
- Đồ dùng phương tiện: Vở tạo hình, bút màu, bút sáp.
 b.Hoạt động chủ yếu trong tiết học:
Hoat động 1: Trò chuyện
 Lớp hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
Mưa giúp con người và cây cối như thế nào? Nhưng nếu mưa quá to thì điều gì sẽ xảy ra?
Còn nếu không mưa thì như thế nào? Khi mưa các cháu có được ra ngoài để chơi  không?  Nếu bắt buộc phải ra ngoài như đi học thì phải như thế nào? ( Mặc áo mưa, che dù/ ô).
Còn hôm nay các con sẽ vẽ về  chiếc ô và  tô màu những hạt mưa để cho cây cối xanh tốt nhé.
Hoạt động 2: Quan sát- đàm thoại:
+ Tranh 1: vẽ mưa nhỏ, hạt mưa có nét xiên.
-Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
- Trong bức tranh cô vẽ hạt mưa như thế nào?bức tranh có những gì nữa? mây cô tô màu gì?
- Cô vẽ 2 bạn đang cầm gì? À bức tranh vẽ trời đang mưa nhỏ, trong bức tranh vẽ 2 bạn đang cầm ô, có cây cỏ, những hạt mưa cô vẽ xiên một chút vì trời đang mưa nhỏ, có đám mây màu xám.
+ Tranh 2: vẽ mưa thẳng.
-Các con xem bức tranh này cô vẽ gì nữa nào?
- Bức tranh này vẽ mưa to hay mưa nhỏ?
- Hạt mưa trong bức tranh như thế nào?
- À bức tranh này cô vẽ trời mưa rất là to nên cô vẽ hạt mưa rơi thẳng.
- Trong bức tranh cô đã  vẽ những hạt mưa to bằng những nét thẳng
+ Tranh 3: Các con bức tranh cô vẽ gì nào ? ( bức tranh vẽ cảnh trời đang mưa).
 Bức tranh có cả cây xanh nữa đó. Trong bức tranh có bạn nhỏ đang đi dưới mưa nhưng bạn ấy chưa có ô.vậy các con có muốn vẽ thêm cái ô để  tặng cho bạn nhỏ không?
-Bây giờ các con cùng quan sát cô vẽ trước nhé. Cô vẽ ô bằng những nét cong ngắn, sau khi vẽ xong các con sẽ tô màu chiếc ô mà bạn nhỏ đang cầm cho đẹp nhé, khi tô các con có thể tô màu nào mà các con thích nhé. các con tô màu cho bạn nhỏ và cây xanh nữa nhé, còn những hạt mưa các con cũng tô màu cho thật đẹp nhé.
* Trẻ nêu ý tưởng: các con định vẽ ô như thế nào, vẽ bằng những nét gì? Ngoài ra con còn tô màu gì cho bức tranh?
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
Các con hãy  đặt vở ngay ngắn trước mặt và bắt đầu vẽ nhé.
Cô đi quan sát, gợi ý giúp đỡ những trẻ chưa vẽ được .
Khuyến khích trẻ vẽ từ từ, đẹp, phối hợp màu chính xác.
Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
Cô cho trẻ nhận xét bài của nhau xong cô khái quát, nhận xét chung cả lớp động viên khuyến khích và nhắc nhở trẻ.
Hôm nay cô thấy các bạn lớp mình học rất giỏi và ngoan, các con đã vẽ được và tô màu khá đẹp, các con đều đã thể hiện ý tưởng của mình. Nhưng còn một số bạn chưa hoàn thiện bài của mình, lần sau chúng mình cùng cố gắng hơn nữa nhé.
*Kết thúc: thu dọn đồ dùng
6. Hoạt động góc
-Góc phân vai : Gia đình nấu ăn, quầy bán nước giải khát
      Hoạt động:
+ Chơi phân vai người bán hàng , bán nước giải khát.
+  Chơi  gia đình đi mua thực phẩm về nấu ăn...
- Góc xây dựng-lắp ghép: Xây công viên nước.
      Hoạt động:
+ Xây dựng lắp ghép công viên nước. Trồng cây xanh.
-Góc nghệ thuật:Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở, xâu vòng biểu diễn văn nghệ, làm bộ sưu tập.
     Hoạt động:
+Tô,vẽ,cắt dán các nguồn nước làm bộ sưu tập.
+ Vẽ,nặn,cắt dán ,gấp một số đồ dùng phục vụ cho các góc chơi.
+Hát,múa , đọc thơ,ca dao, đồng dao nói về các hiện tượng thiên nhiên.
- Góc học tập và sách:Làm tiếp vở chưa xong, xếp các hình ảnh tương phản.   
  Hoạt động:
- Phân biệt các loại hình khối qua trò chơi.
- xếp các hình ảnh tương phản, làm tiếp vở chưa xong.
- Góc thư viện: xem tranh chuyện theo chủ đề.
  Hoạt động:
- Xem tranh ảnh,sách tranh về các nguồn nước và  nhận xét,kể chuyện về các bức tranh  đó.
- Góc thiên nhiên: chăm sóc góc thiên nhiên của lớp.     
 7. Hoạt động chiều .
 - Ôn kiến thức buổi sáng :PTTC: Bật sâu đập và bắt bóng tại chỗ.
                                           PTTM: Vẽ chiếc ô và tô màu những hạt mưa.
- Làm quen kiến thức mới: PTNT: Đo dung tích bằng một đơn vị đo.
- Trò chơi học tập : Vật gì  làm nước bẩn.
- Hoạt động tự do: Cô cháu cùng đọc đồng dao “ Cầu mưa”
8. Nêu gương – bình cờ - trả trẻ 
9. Nhận xét đánh giá cuối ngày :
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status