HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNT : KHÁM PHÁ VỀ NƯỚC

Chủ đề nhánh:  Nước –Nước ô nhiểm HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNT : KHÁM PHÁ VỀ NƯỚC                                                      ...

Chủ đề nhánh:  Nước –Nước ô nhiểm
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT : KHÁM PHÁ VỀ NƯỚC   
                                                                                                             
          I. MỤC TIÊU:                           
          1.  Kiến thức:
- Biết một số hành động , việc làm giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Trẻ thảo luận và tìm hiểu về các nguồn nước trong môi trường, về ích lợi cũng như tác dụng của nước đối với cuộc sống con người và động vật, cây cối, cũng như một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Thể hiện đúng vai chơi thông qua hoạt động góc cũng như các hoạt động trên ngày theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ ôn kiến thức của bài cũ, làm quen kiên thức mới.
- Biết chơi các trò chơi “Học tập, trò chơi vận động, khám phá khoa học, và các trò chơi trong các hoạt động  trong ngày.
2. Hoạt động tăng cường tiếng việt
- Đọc to rõ các từ: Đất, đá, nước sạch/bẩn.
- Hiểu nghĩa của các từ chỉ vào tranh và nói được các từ.
- Hiểu nghĩa các câu đơn giản.      
3. Kỹ năng :
- Luyên kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Có một số kỹ năng chơi  theo nhóm, tập thể và phân công công việc cụ thể thông qua hoạt động góc.
- Có một số kỹ năng, thói quen chăm sóc và bảo vệ nguồn nước cũng như sử dụng nguồn nước sạch tiết kiệm.
4. Thái độ :
- Biết bảo vệ môi trường trong sạch,không xả rác bừa bãi  , giữ gìn nguồn nước sạch, sử dụng tiết kiệm nước.
- Ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh trẻ.

II. CHUẨN BỊ:
- Không gian tổ chức: trong lớp học.
- Phương pháp: Đàm thọai, Quan sát, khám phá.
- Nội dung tích hợp: PTTM: ÂN:Mùa xuân
                               Tạo hình: Tô màu
- Đồ dùng phương tiện: 
- Mô hình thác nước.Tranh nước máy, giếng nước, nước mưa, nước hồ, nước sông, nước suối tranh tắm biển, tưới cây, tắm, uống nước.
    + 1 số đồ dùng chơi ngoài trời như: lá cây, phấn, bóng, diều, rổ, hột me.
+ Hình ảnh 1 số nguồn nước.
+ Đồ dùng đồ chơi cho hoạt động góc (đã chuẩn bị kỹ ở kế hoạch tuần)..  
+ ĐDVS cho cá nhân, sắp xếp bàn ghế và thiết kế môi trường cho từng hoạt động.       
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN NGÀY
  1 – Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh .
  2 – Thể dục buổi sáng. Tập theo nhịp hô
  3 – Hoạt động ngoài trời.
        Dạo quanh sân trường, dự đoán những điều có thể xảy ra trong ngày .Cô cháu cùng trò chuyện về các nguồn nước trong môi trường sống. kết hợp giới thiệu bài mới “ Khám phá về nước”
- Ôn bài cũ :    PTNN : “ Em yêu cây xanh”.
- Trò chơi : vận động .Nhảy qua suối.
- Trò chơi dân gian: Chìm nổi
- Khám phá khoa học: Thí nghiệm vật chìm nổi.
4. Hoạt động tăng cường tiếng việt
- Đọc to rõ các từ: Đất, đá, nước sạch/bẩn.
- Hiểu nghĩa của các từ chỉ vào tranh và nói được các từ.
- Hiểu nghĩa các câu đơn giản.      
5 – Hoạt động chung có chủ đích.
         
                               Lĩnh vực phát triển nhận thức : Khám phá về nước

           Hoạt động 1: Trò chuyện
- Lớp hát bài: “Mùa xuân” - Hỏi trẻ vừa hát bài  gì?
- Mùa xuân có ngày lễ hội gì?
- Ngày tết bố mẹ thường cho các con đi  chơi  những  đâu?
Ngày tết các con được bố  mẹ đưa đi chơi …đặc biệt ở tỉnh mình có nhiều thắng cảnh đẹp
mà thiên nhiên ban tặng như thác Đray nu, Đray sáp…các  con có được đi không?
-Các con có muốn  cùng cô đi chơi thác không?
Cô cháu mình cùng đi chơi thác nhé. Nào chúng ta cùng lên xe buýt để đi chơi thác nào!
Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
Các con ơi chúng ta đã đến thác rồi đến thác các con thấy gì?
- Nước chảy từ  đâu  xuống?
- Các con hãy thò tay xuống nước xem nước có mát  không?
- Các con thấy nước có mát không? Nước có màu gì? Có  mùi  gì?
- Đi chơi mệt, các con có  khát nước không? Cho trẻ uống nước.
- Nước có vị gì  không?
     Các  con ạ, nước  là một  chất lỏng  không màu, không mùi, không vị nhưng nước rất cần thiết với đời sống con người và vạn vật trên trái đất đều cần đến nước.Vậy  nước  có  ở  những  đâu? Để biết  được nước có ở  những nơi  nào và ích lợi của nước ra sao? Hôm nay  cô  cháu  mình cùng khám phá về các  nguồn nước  nhé.
- Chơi “Trốn mưa” .
- Ở  nhà các  con dùng nguồn nước nào để sinh hoạt hàng ngày?
(Cô  đưa hình ảnh: giếng nước,nước máy cho trẻ  xem)
- Ở trường ta sử  dụng nguồn nước nào?
- Nước được  dùng trong những công việc gì hàng ngày?(Cho trẻ  xem tranh : nấu ăn, làm bánh…)
- Nước được dùng để tắm, gội, nấu thức ăn, đồ uống, tưới cây, trồng trọt…
- Trong sinh  hoạt hàng ngày chúng  ta chỉ dùng  nguồn nước nào? (Nước  sạch)
- Nước nào chúng  ta không sử dụng được?
(Cho trẻ xem tranh  nước ô nhiễm và bạn nhỏ bin ngứa )
- Nếu ta sử dụng nguồn nước bi ô nhiễm thì  điều gì sẽ  xảy  ra?
- Các con biết vì sao nước bị ô nhiễm không?
  Do con người không có ý thức  bảo  vệ nguồn nước:  Vứt  rác thải,xác  động vật chết  xuống nguồn  nước… nước  thải  chưa  được  xử lý từ nhà máy, khu công nghiệp…làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Người dân sông  gần nguồn nước ô nhiễm  sẽ chụi ảnh hưởng  rất  lớn đến sinh  hoạt hàng ngày nhất  là sức khỏe.
- Để  có nguồn nước sạch chúng ta phải làm gì?
- Kết hợp giáo dục  tư  tưởng trẻ.
*Có  một  nguồn nước nữa,các con đoán xem là nguồn nước nào nhé.
                                                              "Từ trời tôi xuống
                                                              Tôi cho nước  uống
                                                              Cho ruộng dễ cày
                                                              Cho đầy mặt  sông
                                                              Cho  lòng  đất mát”.
                                                  - Đó là nước gì?(cho trẻ xem tranh )
Trong những ngày nắng nóng nếu có một cơn  mưa chúng ta cảm thấy mát mẻ,dễ chịu,cây cối xanh tươi … -Vậy các con có thích làm  mưa giúp ích cho đời không?
-Mưa  làm cho cây cối tốt tươi nhưng nếu mưa nhiều  ngày,mưa to  thì điều gì  sẽ  xẩy ra?
-Các con  có biết vì sao  có mưa không?
(Cô cho trẻ  xem vòng  tuần  hoàn  của nước và giải  thích…)
* Vào những ngày hè các con thường được đi chơi ở  đâu?  Có  được đi tắm biển không?
 Cho trẻ xem tranh nước biển.
- Được  đi tắm  biển  các con thấy nước biển như thế nào?Có vị gì? Vì sao?
Các ngư dân sống  gần biển thường lấy  nước  biển làm muối cho chúng ta ăn hàng ngày  đấy.Vì  thế nước  biển gọi là nước mặn còn nước máy, nước giếng, nước mưa…gọi  là nước ngọt.
*So sánh:  Nước  máy và nước giếng.
   - Giống nhau:  Đều là nước ngọt,  đều được sử dụng trong sinh hoạt hàng  ngày.
    - Khác nhau: Nước  giếng  đước lấy từ  lòng  đất lên,còn nước máy được dẫn từ  hồ chứa  nước  đã qua hệ thống  lọc và xử lý.
*So sánh:  Nước giếng  và nước  biển
Giống nhau: Đều  là  nước
Khác nhau: Nước giếng là  nguồn nước ngọt và sử dụng  được trong sinh hoạt hàng ngày tưới, tắm cho cây  và  các  con   vật
Nước biển  là  nguồn nước  mặn,  con  người tắm được và  làm  muối, không sử dụng  được trong  nấu ăn  và  trồng trọt.
- Ngoài các  nguồn nước  trên,các  con còn biết  nước có ở những đâu?(Sông,  hồ, suối… )
Hoạt động 3:  Luyện tâp-trò  chơi:
- Chơi nhẹ:  Làm  sóng  biển – chơi  với  sóng  biển.
- Chơi thử tài trí nhớ.
- Trẻ  sắp xếp thứ tự  vòng tuần  hoàn  của nước.
(chia trẻ làm 2 tổ thi đua)
- Tô màu  tranh- nối  tranh  đúng với nguồn nước.
c ,Kết thúc  :
Đọc thơ “Cầu mưa”  Trẻ  ra ngoài.
  6 -Hoạt động góc
-Góc phân vai : Gia đình nấu ăn, quầy bán nước giải khát
 Hoạt động:
+ Chơi phân vai người bán hàng , bán nước giải khát.
+  Chơi  gia đình đi mua thực phẩm về nấu ăn...
- Góc xây dựng-lắp ghép: Xây công viên nước.
      Hoạt động:                          
+ Xây dựng lắp ghép công viên nước. Trồng cây xanh.
-Góc nghệ thuật:Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở, xâu vòng biểu diễn văn nghệ, làm bộ sưu tập.
     Hoạt động:     
+Tô,vẽ,cắt dán các nguồn nước làm bộ sưu tập.
+ Vẽ,nặn,cắt dán ,gấp một số đồ dùng phục vụ cho các góc chơi.
+Hát,múa , đọc thơ,ca dao, đồng dao nói về các hiện tượng thiên nhiên.
- Góc học tập và sách: Làm tiếp vở chưa xong, xếp các hình ảnh tương phản, xem tranh chuyện theo chủ đề.
      Hoạt động:
- Phân biệt các loại hình khối qua trò chơi.
- xếp các hình ảnh tương phản, làm tiếp vở chưa xong.
- Xem tranh ảnh,sách tranh về các nguồn nước và  nhận xét,kể chuyện về các bức tranh  đó.
 7. Hoạt động chiều .
 - Ôn kiến thức buổi sáng : PTNT: Khám phá về nước.
 - Làm quen kiến thức mới: PTNN : Truyện “ Hồ nước và mây ”
- Trò chơi học tập :   Làm nước bẩn.
- Hoạt động tự do: Cô cháu cùng đọc đồng dao “ Cầu mưa”
8. Nêu gương, bình cờ, trả trẻ.

9. Đánh giá hoạt động trên ngày.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status