KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ ( Thực hiện trong 1 tuần từ ngày ……/9/2017 đến ngày …../9/2017) KẾ HOẠCH TUẦN...


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
( Thực hiện trong 1 tuần từ ngày ……/9/2017 đến ngày …../9/2017)
KẾ HOẠCH TUẦN



Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu

Trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về lớp học, các đồ chơi trong lớp
- Thể dục sáng.






Hoạt động học
PTTM
Dạy hát: Vườn trường mùa thu
Nghe hát: Trống cơm
Trò chơi: Ai nhanh nhất
TIẾT 1: PTTC
- Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
TIẾT 2:
PTNT
Trường mầm non Liên Bảo của em
PTNT:
Ôn số lượng 5, nhận biết chữ số 5

PTNN
Chuỵện:
Học trò của cô giáo chim khách
TIẾT 1:PTNN
Ôn chữ o, ô, ơ.
TIẾT 2:
PTTM
Tạo hình
Vẽ trường mầm non(ĐT)


Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động có chủ đích:quan sát lớp học của bé, Quan sát thời tiết
- Chơi vận đông: kéo co, bịt mát bắt dê
- Chơi tự do: chơi với các thiết bị vui chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo




Hoạt động góc
- Góc phân vai: cô giáo, gia đình, bán hàng.
- Góc xây dựng: trường mầm non.
- Góc nghệ thuật: ôn kỹ năng về nặn, vẽ, xé dán, tô màu trường mầm non, cắt dán nặn đồ chơi trẻ yêu thích.
- Góc học tập và sách: tô các nét cơ bản, xem tranh trường mầm non.
- Góc âm nhạc: hát vận động các bài hát về trường mầm non.
- Góc khám phá khoa học: chăm sóc cây, lau lá, tưới cây.


Hoạt động chiều
H¸t c¸c bµi h¸t vÒ trường mầm non
Ch¬i vËn ®éng rång r¾n lªn m©y.
Ch¬i theo ý thÝch
Xem vi deo về các hoạt động trong lớp MN
Liªn hoan v¨n nghÖ cuèi tuÇn
THỂ DỤC SÁNG
Yêu cầu: 100% trẻ tham gia tập TD.
           Trẻ ra xếp hàng nhanh nhẹn, đứng vào các chấm qui định  và tập theo nhạc chung của trường.

Hô hấp:
Tay:
Bụng:
Chân:
Bật:

Trò chơi: dấu chân, dấu tay
( mỗi động tác thực hiện 2 lần x 8 nhịp)                                                             


                    HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
               NỘI DUNG 1:
  Hoạt động có chủ đích: Quan sát lớp học của bé.
 Chơi vận động: bịt mắt bắt dê
 Chơi tự do: chơi với vòng, bóng, phấn, giấy.
1. Mục đích yêu cầu:
 Trẻ quan sát và biết được các góc chơi trong lớp và ký hiệu các góc chơi.
 Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
- 2 Khăn bịt mặt, 01 cái xắc xô.
- Vòng, bóng, phấn, giấy cho trẻ chơi
3. Cách tiến hành:
a. Quan sát lớp học của bé
- Cô hỏi trẻ các con đang học lớp mấy tuổi? Lớp 5 tuổi
Lớp chúng ta có tên gọi là gì? Lớp hoa sen
Trong lớp có những phòng nào? Phòng kho, phòng vệ sinh
Phòng học có những góc chơi nào? Góc xây dựng, góc học tập…
Góc xây dựng có những đồ chơi gì?
Góc phân vai có những đồ chơi gì?
Khi chơi các đồ chơi chúng mình phải như thế nào?
 Chúng mình phải làm gì để lớp luôn sạch đẹp? phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi, không hái hoa, bẻ cành
 Giáo dục trẻ biết yêu trường, lớp, cô giáo, các bạn.
b. Chơi vận động: Bịt mắt bắt dê
. Cách chơi.
          - Cho trẻ xếp thành vòng tròn , gọi 2 trẻ vào trong vòng tròn để chơi, khi có hiệu lệnh trẻ đóng vai dê câm xâc xô vừa đi vừa gõ xắc xô, kihi trẻ đong vai người bắt dê chạm được vào trẻ đóng vai dê thì coi như bắt được dê.
          - Cô giới thiệu tên trò chơi.
          - Cô cho trẻ chơi mẫu.
          - Cô cho trẻ chơi
c. Chơi tự do:
 Trẻ ra các góc chơi cô quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ.

               NỘI DUNG 2:
Hoạt động có chủ đích: quan sát thời tiết.
Chơi vận động: Kéo co.
Chơi tự do: Chơi với các thiết bị vui chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo.
1. Yêu cầu:
  
- Trẻ tham gia hoạt động đầy đủ
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Trẻ hứng thú chơi đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
          - Khăn, xắc xô
3. Cách Tiến hành:
a. Quan sát thời tiết.
Cho trẻ đi ra sân hit thở không khí trong lànhvà hỏi trẻ
- Thời tiết hôm nay như thế nào? Trời năng, mưa, râm.
- Vì sao con biết.
- Các con phải ăn mặc như thế nào cho phù hợp với thời tiết?quần dài, áo dài tay
- Kể về thời tiết mùa thu?
b. Trò chơi vận động : Kéo co
* Cách chơi.
- Chia trẻ thành 2 đội ngang sức nhau. dây thừng buộc nơ ỏ giữa, Giữa 2 đội kẻ vạch chuẩn khi có hiệu lệnh trẻ ra sức kéo về phía đội của mình khi nơ vượt qua vạch chuẩn về phía nào thì coi như phía đó thắng.
* Luật chơi.
- khi nơ đi qua vạch chuẩn thì không được kéo nữa.
c. Chơi tự do: chơi với vòng, bóng, phấn, giấy và các thiết bị vui chơi ngoài trời
                   

Ho¹t ®éng gãc
1. Góc phân vai:
a. Mục đích yêu cầu:
- Thoả mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ.
- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng.
- Biết cùng nhau bàn bạc, thoả thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
- Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết, độc lập và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
b. Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng gia đình, búp bê các loại, vải vụn các màu, quần áo búp bê, giường nôi…
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi cô giáo như: sách, vở, bút, bàn ghế.
- Đồ chơi cho trò chơi bán hàng: các loại đồ chơi, các loại quả mùa thu.
c. Cách tiến hành:
- Đóng vai cô giáo, trẻ trong một hoạt động cụ thể ở trường mầm non.
- Đóng vai các thành viên trong gia đình chăm sóc trẻ, cho trẻ đi học.
- Chơi bán hàng các loại đồ dùng học tập, đồ chơi, hoa quả mùa thu.
- Cô vào góc chơi cùng với trẻ giúp trẻ nhận vai chơi.
- Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi.
- Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
2. Góc xây dựng:
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường mầm non.
- Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo.
- Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi chơi.
b. Chuẩn bị:
- Vật liệu xây dựng: gạch, sỏi, các loại cây cỏ
- Các loại mô hình đồ chơi ngoài trơi: bập bênh, đu quay.
- Hàng rào, cây, hoa.
- Khối lắp ráp.
- Sỏi, đá, que,hạt, hột.
c. Cách tiến hành:
- Xây dựng trường mầm non với các lớp học, sân chơi ngoài trời, cây cảnh, vườn hoa.
- Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong các góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường mầm non của mình, gợi ý để trẻ kể ở trường mình có những gì.
- Dạy trẻ sắp xếp lớp học, hàng rào, sân chơi, bồn hoa, thảm cỏ… thẳng đều hợp lý.
- Hướng dẫn trẻ lắp một số loại đồ chơi như đu quay, cầu trượt, bập bênh.
3. Góc nghệ thuật:
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ cầm bút đúng cách.
- Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật.
b. Chuẩn bị:
- Giấy màu, bút vẽ, giấy vẽ.
- Đất nặn, bảng, keo, hồ dán.
- Tranh vẽ, tranh xé dán trường mầm non
- Hột, hạt, que.
- Giấy báo, hoạ báo, vải vụn, len vụn, lá cây.
c. Cáh tiến hành:
- Tô, vé, in hình, xé, dán, gấp, xếp hình trường, đồ chơi.
- Dùng lá cây làm đồ chơi( làm con trâu bằng lá mít)
4. Góc học tập và sách:
a. Mục đích yêu cầu:
- Biết tô thật đẹp các nét chữ cơ bản, hứng thú xem tranh về trường mầm non.
b. Chuẩn bị:
- Bút sáp, giấy cho trẻ tô.
- Chuẩn bị không gian đầy đủ cho trẻ quan sát và xem tranh ảnh về trường mầm non.
- Tranh lô tô về hoa quả, đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non.
- Các loại sách tranh truyện về trường mầm non.
c. Cách tiến hành:
- Chơi lô tô đồ dùng, đồ chơi và hoa quả, tập phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau.
- Tô, vẽ chữ cái, chữ số tranh hoa quả.
- Ghép tranh vẽ trường mầm non, đồ dùng trong lớp.
- Trang trí, cắt dán chữ cái, chữ số.
- Hướng dẫn trẻ cách lật mở sách, xem tranh và gợi ý trẻ kể chuyện theo tranh theo suy nghĩ của trẻ. Động viên trẻ để trẻ tìm từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện.
5. Góc âm nhạc:
a. Mục đích yêu cầu:
- Nghe nhạc và hát các bài hát về trường mầm non.
- Biểu diễn văn nghệ nhân ngày khai giảng năm học mới.
b. Nhạc cụ, cát sét, băng nhạc, đồ dùng, đồ chơi âm nhạc( phách, xắc xô, mũ múa)
c. Cách tiến hành:
- Nghe các bài hát về trường mầm non, về cô giáo , về ngày khai trường.
- Sử dụng các loại nhạc cụ cho trẻ gõ theo phách, nhịp.
6. Góc khám phá khoa học:
a. Mc đích yêu cầu:
- Hứng thú tham gia hoạt động chăm sóc cây và lau lá lá cây.
b. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho trẻ không gian rộng để quan sát cây.
- Chuẩn bị khăn lau ẩm để trẻ lau lá.
- Chuẩn bị bình nước để trẻ tự chăm sóc cây.
c. Cách tiến hành:
- Hàng ngày cho trẻ tưới, xới, lau lá cây cho sạch bụi trong góc thiên nhiên.

- Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, nêu được ý nghĩa của cây  xanh đối với đời sống.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status