Khám phá về môi trường xung quanh ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA LỚP

Hoạt động: Khám phá về môi trường xung quanh ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA LỚP I. Mục đích- yêu cầu: 1. kiến thức:  - Trẻ biết so sánh, n...

Hoạt động: Khám phá về môi trường xung quanh
ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA LỚP


I. Mục đích- yêu cầu:
1. kiến thức:
 - Trẻ biết so sánh, nhận xét những đặc điểm giống và  khác nhau giữa đồ dùng và đồ chơi ( màu sắc, công dụng, chất liệu)....
2. Kĩ năng:
          - Trẻ gọi đúng tên đồ dùng, đồ chơi trong lớp, phân nhóm được đồ dùng - đồ chơi của lớp thông qua công dụng của đồ vật đó.
3. Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp. Biết sử dụng đúng cách, lấy cất gọn gàng đúng nơi quy định.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp: Đồ dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày ở lớp: bàn ghế, xô chậu, khăn mặt. Đồ dùng học tập, Đồ chơi ở các góc: đồ chơi ở góc  xây dựng, đồ chơi ở góc phân vai,.......

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú :
- Trò truyện với trẻ về các hoạt động của trẻ trong 1 ngày khi đến trường.
+ Hàng ngày khi đến trường các con làm những gì nhiều? Được học - chơi – làm những gì?
- Hàng ngày đến trường các con được học và chơi thật là vui, Vậy bạn nào kể cho cô và các bạn biết trong lớp có những đ/c nào nhiều?
+ Cho trẻ kể tên các đồ dùng đồ chơi trong lớp.
2. Nội dung:
a. Quan sát, đàm thoại:
* Đồ chơi của lớp.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời tối – trời sáng”.
Cô lấy đồ chơi đặt lên bàn ( đồ chơi XD: các khối gỗ, gạch xây dựng...) Hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì? Để làm gì? đây là đồ dùng hay đ/c?... Những viên gạch, khối gỗ này là đ/c ở góc nào?...
+ Trong lớp mình còn có đồ chơi nào nữa?
- Cho trẻ lên nhặt tìm đ/c và đọc tên đ/c đó.
=> Cô nói cho trẻ biết tất cả những thứ này đều là đ/c để các con chơi các trò chơi tại các góc hoặc chơi trong buổi chơi....
* Đồ dùng của lớp.
- Cô cho trẻ quan sát quyển vở, thước kẻ, ca, cốc, đĩa, ghế ......
+ Hỏi trẻ: Đây là cái gì? Để làm gì? Đây là đồ dùng hay đ/c?
- Cô yêu cầu trẻ kể tên đồ dùng của lớp:........
+ Những thứ nào ở trong lớp mà không là phải đồ chơi.
- Cho trẻ lên chọn và nói tên đ/d đó.
=> Tất cả những thứ này đều là đ/d phục vụ các con trong sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống, và trong việc học tập của các con: Vẽ , tô màu, ngồi học.....
=> Giáo dục trẻ giữ gìn đ/d,đ/c , lấy cất gọn gàng đúng nơi quy định....
b. Trò chơi củng cố:
- TC Phân loại đ/d,đ/c: Cô để đ/d, đ/c lẫn nhau yêu cầu  trẻ lên chọn và phân nhóm đ/d, đ/c ra riêng thành 2 nhóm khác nhau.
- TC kể đủ 3 thứ: Cho trẻ đứng lên kể đủ 3 thứ đ/c hoặc đ/d theo yêu cầu( Đ/c nấu ăn, Đ/d dạy học....)
3. Kết thúc:
- Củng cố giáo dục
- Chuyển hoạt động

- Trò chuyện cùng cô

- Trả lời câu hỏi của cô.


- Kể tên đồ dùng, đồ chơi trong lớp.....







- Khối gỗ, gạch là đồ chơi góc XD...

- Trả lời cô.

- Tìm và nói tên đồ chơi : Đ/c nấu ăn, đ/c bác sĩ, đ/c bán hàng....

- Quan sát và nói tên các đồ dùng của lớp.

- Kể tên 1 số đ/d của lớp, lên nhặt và nói tên đ/d đó.









- Chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của cô giáo.
Để tải trọn bộ giáo án mầm non file word các bạn vui lòng kích vào đây:

Chủ bút: Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn sẽ thích

Loading...
Tất cả bài viết trên trang Em Là Cô Giáo Mầm Non được Luật Bảo Vệ Quyền Tác Giả (DMCA) bảo vệ. Các bạn copy bài viết đăng lên website khác vui lòng ghi rõ nguồn Em Là Cô Giáo mầm non. Thân! DMCA.com Protection Status